Giáng Sinh ở ĐứcỞ Đức, lễ giáng sinh bắt đầu ngày 5/12 khi thánh Nicholas phát quà cho bọn trẻ. Cây Noel - cây Tannenbaums trước kia thường được trang trí bởi những ngọn nến cháy lung linh. Ngày nay, hầu hết người Đức thắp sáng cây Noel bằng các loại đèn nhấp nháy. Truyền thống trang trí cây thông Noel bắt nguồn từ nước Đức.
Giáng Sinh ở ÚcỞ các nước Nam Bán Cầu như Úc, người dân thường vui chơi trên bãi biển vào ngày Noel, thưởng thức tiệc thịt nướng ngoài trời hấp dẫn. Những hình quảng cáo Giáng Sinh thường thấy ở Úc là hình ảnh ông già Noel mặc quần bơi đỏ rực và đi lướt sóng. Bữa ăn nhẹ trong đêm Noel thường là các món thịt và sa-lát lạnh cùng với các món ngọt như dâu tây và kem.
Giáng Sinh ở MexicoĐối với người Mexico, lễ giáng sinh tập trung nhiều vào chủ đề tôn giáo. Hầu hết gia đình tham gia buổi lễ Mi-xa trong đêm Noel. Trẻ con thì mong đợi những món quà mà thánh "el Ni-o Dios" để trong giày của chúng vào ngày 6/1.
Thay vì trang trí cây thông Noel – loại cây rất đắt ở Mexico, người Mexico dùng cây trạng nguyên để trang trí nhà. Thực tế, cây trạng nguyên bắt nguồn từ Ấn Độ.
Giáng Sinh ở UcrainaNgày Giáng sinh chính thống của Ucraina là ngày mùng 7-1 hàng năm, và ông già Noel đến thăm trẻ em bằng chiếc xe trượt tuyết do 3 con tuần lộc kéo, chứ không phải bằng 6 con như thường lệ. Ông già Noel đi cùng một cô bé tên là “Cô bé bông tuyết” vì cô mặc y phục màu xanh bạc và đội một chiếc mũ bông tuyết trắng.
Giáng Sinh ở ÁoTừ ngày 6-12, ông già Noel của Áo đã đi phát kẹo, hạt dẻ và táo cho trẻ em. Còn đến ngày 24-12, lại là một nhân vật tí hon có cánh tên là Kristkindl mang quà và cây thông Noel tới cho trẻ em. Bọn trẻ sẽ chờ đợi tới khi nào nghe tiếng chuông leng keng mới được mở cửa bước vào phòng, nơi có cây thông Noel được trang trí những ngọn nến và kẹo mứt đang chờ chúng.
Giáng Sinh ở PhillipinesỞ Phillipines, giáng sinh hay còn gọi là "Pasko" bắt đầu vào ngày 16/12 và đến chủ nhật đầu tiên của tháng 1. Lễ hội kéo dài suốt 3 tuần bao gồm các nghi lễ như Simbang Gabi, hàng loạt lễ Mixa diễn ra lúc nửa đêm từ 16/12-24/12. Các lễ hội khác như lồng đèn Noel, được trang trí khắp nhà cửa, cửa hiệu và đường phố; lễ Christmas caroling và Noche Buena, bữa tiệc truyền thống đêm Noel với món thịt lợn nướng cùng nhiều món ăn khác.
Giáng Sinh ở Phần LanTrước đêm Giáng sinh, người dân Phần Lan có tục lệ đi sauna - điều mà khách du lịch không thể bỏ qua khi đến đất nước này. Vào ngày Giáng sinh, hầu hết mọi người đều đến nhà thờ, sau đó đi thăm mộ những người thân trong gia đình để tưởng nhớ người đã khuất. Ở Phần Lan, người dân chuẩn bị đón sự kiện này cả tháng trước đó để chắc chắn rằng mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Trong đêm Giáng sinh, mọi thành viên trong gia đình quây quần bên bữa tối với các món ăn truyền thống: thịt heo bỏ lò, khoai tây nghiền, cá hồi, cháo đặc và gà tây. “Joulupukki” - ông già Noel Phần Lan - luôn ghé thăm mọi nhà bằng cửa chính và ông luôn hỏi các bé có ngoan không trước khi tặng quà.
Giáng Sinh ở Nga Ở Nga, hầu hết những người Thiên Chúa Giáo cùng nhau đón Giáng sinh ở nhà thờ lớn Orthodox vào ngày 6 tháng 1. Trong 39 ngày, bắt đầu từ ngày 1/12, người Nga đọc kinh cầu nguyện và tổ chức một vài sự kiện cho đến tận ngày lễ Giáng Sinh. Đêm giáng sinh, người Nga tham gia vào bữa tiệc 12 món để thể hiện lòng tôn kính với 12 vị chúa. Các món ăn chính gồm có cá, súp củ cải đường, bắp cải nhồi và hoa quả khô hầm.
Không có ông già Noel như nhiều nước trên thế giới, trẻ em Nga tin rằng bà cụ tốt bụng Babushka (hình ảnh truyền thống của nước Nga) sẽ mang quà đến cho chúng. Truyền thuyết kể rằng, Babushka (nghĩa là mẹ) đã lên kế hoạch đi cùng những nhà thông thái đến gặp Hài Nhi Thiên Sài; nhưng do thời tiết khắc nghiệt, bà đã không đi nữa và không có cơ hội gặp lại Hài Nhi Thiên Sài. Điều đó khiến bà hối tiếc mãi và đó cũng là lý do tại sao bà lại đến thăm trẻ em vào ngày lễ Noel này.
Giáng Sinh ở ÝCũng giống như ở Nga, Italia không đón Giáng Sinh cùng ông già Noel. Theo truyền thuyết, một bà già tên là Strega Buffana bay quanh Italia trên một cây chổi và tặng đồ chơi, kẹo, trái cây cho những trẻ em ngoan, đồng thời phạt những đứa trẻ chưa ngoan.
Giáng Sinh ở Hà Lan Ở Hà Lan, Giáng sinh đến sớm hơn một chút so với các nước Bắc Mỹ. Vào ngày 5/12, trẻ em Hà Lan cùng gia đình tổ chức đêm thánh Nicholas. Và những trẻ em ngoan đều được nhân vật Sinterklaas Avond huyền thoại mang quà đến tặng. Sau đêm thánh Nicholas trang nghiêm, người Hà Lan lại chuẩn bị lễ hội Thiên Chúa Giáo diễn ra vào ngày 25/12 và Ngày Chúa Ba Ngôi (Three Kings Day) vào 6/1.
Giáng Sinh ở AnhTục lệ Giáng Sinh ở Anh khá giống với Mỹ. Người Anh chuẩn bị tổ chức Noel từ đầu tháng. Tiêu điểm bữa tối đêm Noel là tiệc bánh pudding Giáng Sinh truyền thống. Truyền thuyết kể rằng bánh pudding phải được làm vào ngày chủ nhật thứ 25 sau ngày Chúa Ba Ngôi. Bánh được chia làm 13 thành phần, đại diện cho Chúa Giê-su và 12 tông đồ của Chúa. Trước khi làm bánh, bếp trưởng thả một đồng xu bạc vào hỗn hợp làm bánh. Họ tin rằng điều này sẽ mang lại giàu sang và hạnh phúc cho ai ăn phần bánh có đồng xu đó.
Trang trí cây thông Noel trở thành phong tục truyền thống ở Anh ít nhất từ năm 1841, khi hoàng tử Albert trang trí cây thông Noel trong cung điện Windsor. Những chiếc tất cũng được treo lên trong đêm Giáng Sinh để ông già Noel cho quà vào.
Ở Anh, bọn trẻ thường bày rượu và bánh pate Noel dành cho ông già Noel và một củ cà rốt, chén nước cho những con tuần lộc của ông già Noel. 3h chiều ngày Noel, cả gia đình cùng lắng nghe lời chúc mừng giáng sinh của Nữ Hoàng Anh gửi đến cả nước qua truyền hình.
NHỮNG CÁCH ĐÓN NOEL TRÊN THẾ GIỚI Ở Australia, người dân được đón Giáng sinh trong không khí ấm cúng. Ở đây, nhiều người trong trang phục ông già Noel tham gia lướt sóng trong ngày Giáng sinh. Năm 1974, Australia đã đón một Noel thật khủng khiếp khi bão lốc tràn vào, khiến hơn 60 người thiệt mạng.
Áo, những người đàn ông trẻ tuổi thường mặc trang phục ác quỷ diễu hành ngoài đường để dọa trẻ em và người lớn.
Cộng hòa Séc, phụ nữ chưa chồng thường đặt một cành đào xuống nước vào ngày 4/12. Nếu cành đào nở trước đêm Giáng sinh, họ tin rằng điều đó có nghĩa là sang năm, cô gái đó sẽ lấy chồng
Đan Mạch, vào đêm Giáng sinh, mỗi gia đình sẽ để một bát cơm hoặc cháo cho người tí hon. Họ tin rằng nếu không làm như vậy, những món quà sẽ bị lấy trộm mất trước khi trẻ em thức giấc
Pháp, vào đêm Giáng sinh, trước khi đi ngủ, trẻ em ở đây thường đặt giày cạnh lò sưởi. Lũ trẻ hi vọng rằng Pere Noel, tên gọi của ông già Noel tại Pháp, sẽ để quà trong đó cho chúng. Ngoài ra, ông già Noel còn treo quà, đồ chơi trên cây.
Ở Anh, trẻ em viết ra những ước mong của chúng để gửi đến ông già Noel bằng cách ném những tờ giấy đó vào lò sưởi. Nếu bức thư của các bạn nhỏ bị cháy trước khi bay lên ống khói, lũ trẻ phải viết bức thư khác.
Ấn Độ lại có cách chào mừng ngày Giáng sinh rất riêng. Thay vì trang trí trên cây thông như ở nhiều nơi trên thế giới, họ trang trí trên cây... chuối.
Oaxaca, Mexico, trong ngày Giáng sinh, rất nhiều người cùng diễu hành trên đường phố, gõ cửa từng nhà. Sau đó, họ đập vỡ đĩa gần nhà thờ để đánh dấu năm cũ kết thúc.
Micronesia, một quốc đảo ở Thái Bình Dương, người dân thường đón Giáng sinh ở nhà thờ. Họ nghe phát biểu rồi hát trong vòng khoảng từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Tiếp đó, người dân ở đây sẽ nhận được quà. Nếu ai nhận được 2 bánh xà phòng sẽ rất sung sướng.
Na Uy, trong đêm Giáng sinh, tất cả các gia đình đều cất hết chổi đi vì họ sợ rằng, phù thủy sẽ đến và ăn trộm chổi.
Ukraine, các gia đình sẽ giấu một mạng nhện trên cây. Ai tìm được mạng nhện đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới. Câu chuyện mà người dân Ukraine vẫn truyền tai nhau là, ngày xưa có một góa phụ thấy một cây thông Noel trong vườn trong mùa hè. Con trai út của cô rất thích cây thông này nhưng cô không có tiền để trang trí cho cây thêm đẹp. Thế rồi, buổi sáng Giáng sinh năm ấy, khi cả nhà ngủ dậy, một con nhện đã giăng tơ quanh cây và trang trí cây thông cho cả gia đình. Khi cậu út mở cửa sổ vào buổi sáng ngày Giáng sinh, ánh sáng bỗng lấp lánh trên cây, còn mạng nhện thì biến thành vàng và bạc.
Caracas, Venezuela, ngày Giáng sinh, các đường phố ngừng hoạt động giao thông cơ giới. Mọi người đều trượt pa-tanh đến nhà thờ.